-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
7 sai lầm thường gặp khi dùng ấm siêu tốc khiến ấm nhanh hỏng và cách khắc phục
Hãy cùng Kuscheln tìm hiểu những sai lầm phổ biến khi sử dụng ấm siêu tốc và cách khắc phục trong bài viết sau đây.
Sai lầm thường gặp khi sử dụng ấm siêu tốc
1. Đun nước liên tục trong nhiều giờ
Việc sử dụng ấm siêu tốc để đun nước liên tục suốt nhiều giờ khiến mâm nhiệt trở nên quá nóng và cháy do quá tải. Khi đó bạn buộc phải mua ấm siêu tốc mới hoặc thay một mâm nhiệt mới.
Đun nước liên tục trong nhiều giờ khiến mâm nhiệt của ấm siêu tốc dễ hư hỏng
Nếu bạn cần đun 1 lượng nước lớn thì cũng không nên quá vội vàng mà đun liên tục, hãy để 1 khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đun để mâm nhiệt nguội, trở về trạng thái ban đầu rồi sử dụng tiếp.
Đôi khi vì đun nhiều lần liên tục khiến rơ le nhiệt bị lỗi, rơ le nhiệt sẽ ngắt mạch điện làm bình không đun nước nữa dù bạn đã bật ấm. Hãy đợi cho đến khi ấm nguội hẳn rồi tiếp tục sử dụng.
2. Đun lượng nước cao quá hoặc thấp quá mức quy định
Lượng nước đun nếu quá vạch chia quy định của nhà sản xuất thì trong quá trình đun nước sẽ trào ra ngoài, chảy xuống mâm nhiệt dễ gây chập điện. Còn nếu bạn cho lượng nước thấp quá mức quy định thì khi sôi sẽ rất dễ cạn nước, gây đóng cặn dưới đáy ấm siêu tốc, thậm chí là xảy ra cháy, chập điện nguy hiểm.
Lưu ý không đun quá nhiều hoặc quá ít nước
Do đó, trước khi sử dụng hãy chú ý phần vạch chia trên ấm đun siêu tốc, bất kỳ ấm siêu tốc nào cũng đều có vạch chia và giới hạn mức nước cao nhất - thấp nhất. Thường vạch cao nhất sẽ có ký hiệu là “Max" và vạch thấp nhất được ký hiệu là “Min".
Hãy quan sát vạch chia này và đổ lượng nước phù hợp, vừa đảm bảo an toàn khi sử dụng vừa giúp ấm bền hơn.
3. Đổ cạn nước khỏi ấm sau khi sôi
Thực tế, rất nhiều người có thói quen đổ hết nước trong ấm ra sau khi sôi. Đây là thói quen cần phải bỏ ngay lập tức nếu bạn muốn ấm siêu tốc nhà mình bền đẹp. Khi nước sôi, dù đã tắt công tắc điện thì mâm nhiệt vẫn tiếp tục hoạt động và sinh ra nhiệt. Nếu ngay lập tức đổ hết sạch nước trong ấm đun ra sẽ khiến mâm nhiệt bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, từ đó làm giảm tuổi thọ của mâm nhiệt.
Vậy nên hãy bớt lại 1 chút nước ở dưới đáy, khi nước nguội hẳn mới đổ phần nước thừa ra. Như vậy ấm siêu tốc nhà bạn sẽ bền hơn.
4. Đun nấu thức ăn bằng ấm siêu tốc
Hãy nhớ rằng, dù ấm siêu tốc rất tiện dụng nhưng chức năng chính của sản phẩm là dùng để đun nước, không phải sử dụng để đun thức ăn. Nhiều người thường dùng ấm để luộc trứng vì nghĩ đơn giản là không gây hư hại cho ấm siêu tốc.
Tuy nhiên, cặn canxi từ vỏ trứng sẽ bám vào đáy và thành ấm, lâu dần sẽ khiến giảm tiếp xúc nhiệt khiến nước lâu sôi.
5. Không đậy nắp hoặc đậy không kín nắp khi đun
Đây là hành động gây tổn hại ấm đun nước cực kỳ, vừa lâu sôi vừa gây lãng phí điện. Ấm đun nước siêu tốc có rơ le tự động ngắt nguồn điện chỉ khi nắp ấm đã được đóng kín. Nếu nước sôi mà không được ngắt điện kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ hỏng ấm, cháy nổ rất cao
6. Để nước thừa trong ấm đun lâu ngày
Nước thừa còn lại trong ấm không được đổ đi sẽ làm sinh ra vi khuẩn bám chặt vào lòng ấm gây hại đến sức khỏe của người sử dụng. Các chất nhờn, mảng bám sẽ sinh ra và bám vào thành bình gây ra mùi tanh và sẽ ám vào nước ở những lần đun sau.
Để nước thừa trong ấm khiến ấm dễ bám cặn, sinh ra vi khuẩn gây hại cho sức khỏe
Do đó, khi ấm đã nguội, nhanh chóng đổ nước thừa trong ấm, đảm bảo ấm luôn sạch sẽ, khô ráo.
7. Dùng ấm đun nước đã bị đóng cặn
Phần cặn đóng vào đáy ấm làm giảm khả năng nhận nhiệt từ mâm nhiệt, tăng thời gian nước sôi lâu hơn. Ngoài ra, cặn bám còn khiến rơ le nhiệt cảm biến hỏng khiến ấm tự ngắt kể cả khi nước chưa sôi.
Do vậy, sau thời gian sử dụng thấy có dấu hiệu cặn bám trên ấm hãy vệ sinh, tẩy sạch cặn bám rồi mới tiếp tục sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe và tăng độ bền cho ấm.
Khắc phục sự cố khi dùng ấm siêu tốc
Ấm tự ngắt trước khi đun sôi nước
Hãy kiểm tra bên trong bình, nhất là đáy bình xem có cặn bám quá nhiều hay không. Cặn bám thành mảng khiến rơ le nhiệt hoạt động sai lệch hoặc không hoạt động khiến ấm tự ngắt điện kể cả khi nước chưa sôi.
Cách khắc phục: Làm sạch, tẩy sạch cặn bám trong bình.
Nếu xử lý như trên nhưng không được, bạn cần phải thay rơ le cảm biến nhiệt để tiếp tục sử dụng.
Ấm siêu tốc không hoạt động
Dù bạn đã cắm điện và bật công tắc nhưng ấm không hoạt động. Trường hợp này có thể do bạn đổ chưa đủ lượng nước tối thiểu. Với 1 số dòng ấm đun siêu tốc, cảm biến sẽ khóa nguồn điện nếu lượng nước trong bình quá ít hoặc không có nước.
Ngoài ra, ấm đun có thể không hoạt động do bạn đã sử dụng ấm để đun liên tục trong khoảng thời gian dài.
Cách khắc phục: Đổ lượng nước trên mức tối thiểu. Không đun nước liên tục, để ấm trở về trạng thái bình thường rồi mới sử dụng tiếp
Ấm đun có mùi khét, kêu to khi đang đun
Điều này chứng tỏ tuổi thọ của ấm đã hết, giờ là lúc những hỏng hóc như chập điện, rò rỉ nước, cháy mâm nhiệt sẽ dần xuất hiện. Điều cần làm duy nhất lúc này là thay ấm mới.
Việc sửa chữa những ấm đun hết tuổi thọ thường có chi phí cao và nếu có sửa được thì cũng không dùng được bao lâu nữa.
Còn nếu ấm nhà bạn đang dùng là ấm mới mua mà lại xuất hiện tình trạng như trên thì ngay lập tức mang ra bảo hành hoặc nơi uy tín để sửa. Tránh tự ý tháo lắp, sửa chữa vì rất dễ làm hỏng ấm.
Ấm đun siêu tốc xuất hiện rỉ sét bên trong
Các dòng ấm siêu tốc trên thị trường thường được làm từ inox không gỉ. Trường hợp rỉ sét thường xuất hiện ở những ấm giá rẻ, chất lượng kém, phần ruột bình không được làm từ các chất liệu cao cấp, chống gỉ sét nên dẫn đến tình trạng trên.
Do đó, khi chọn mua sản phẩm, bạn nên chọn mua của những thương hiệu uy tín, các trung tâm điện máy lớn hoặc mau online qua các trang điện tử chính hãng.
Trên đây là những sai lầm thường gặp khi sử dụng bình đun siêu tốc và cách khắc phục những sự cố. Hy vọng thông tin trên bài hữu ích cho bạn và gia đình khi sử dụng sản phẩm này.
Tham khảo ấm siêu tốc Kuscheln: Ấm siêu tốc Kuscheln 1.8L